Có nên sử dụng tâm sen để chữa mất ngủ cho bé không?
Tâm sen chỉ nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ đông y, không nên sử dụng cho trẻ em dưới dạng các bài thuốc dân gian để chữa mất ngủ, kích thích ăn ngon
Tâm sen khô, lạc tiên, giảo cổ lam,…, là những loại thảo dược trong dân gian được sử dụng để chữa bệnh mất ngủ cho người lớn tuổi. Song đối với các đối tượng như: phụ nữ mang thai và đang cho con bú, thanh thiếu niên,…, khi sử dụng chè tâm sen cần phải cân nhắc rất nhiều yếu tố khác nhau
Để giúp bạn và các bậc phụ huynh có con nhỏ có thêm kiến thức về việc sử dụng chè tâm sen, chúng tôi xin chia sẻ cho bạn ý kiến của bác sỹ Hoàng Xuân Đại, nguyên bác sỹ bệnh viên quân y về loại thảo dược này
Vấn đề của chị Hạnh và nhiều bà mẹ khác
“Cu Bi nhà mình cũng được 18 tháng rồi, nhưng từ lúc sinh đến giờ đều khó ngủ. Rất ít khi ngủ 1 mạch từ tối đến sáng mà đêm nào cũng phải thức dậy 1-2 lần, chơi, khóc rồi nằm lăn lộn bên này bên kia, mẹ phải dỗ rồi cho ngậm ti thì mới ngủ tiếp. Từ khi cai sữa tháng đầu tiên, bé còn chuyển hẳn sang ngủ ngày thức đêm khiến mình không xoay sở kịp. Chị bạn đồng nghiệp mách mình cho bé uống thuốc cam Tùng Lộc để dễ ngủ, bé uống và có công hiệu ngay từ buổi thứ 2. Tuy nhiên, thuốc chỉ công dụng có 1 tháng. Nửa tháng nay đêm nào bé cũng khóc như bị đánh đòn, hết khóc thì nằm trằn trọc 30 phút đến 1h mới chịu ngủ. Mình vẫn tiếp tục cho bé sử dụng thuốc cam Tùng Lộc nhưng không ăn thua. Mấy hôm nay bé sút cả cân thịt, nhìn tọp hẳn đi đến tội. Tìm đọc trên mạng thấy mọi người bảo cho bé dùng thử trà tim sen nhưng bà nội lại bảo tâm sen độc, gây hại cho thần kinh của bé về sau. Mình rối quá, không biết ông bà nội nói thế có đúng không? Ai đã sử dụng rồi cho mình xin lời khuyên với!”
Vấn đề của Cu Bi nhà chị Hạnh (Ba Đình) cũng là vấn đề mà rất nhiều bà mẹ trẻ đang gặp phải. Theo lẽ thông thường, các bà mẹ sẽ đưa bé đến gặp bác sỹ chuyên khoa để thăm khám và lấy thuốc. Các loại thuốc để điều trị bệnh mất ngủ cho bé thường là các loại thuốc có tác dụng an thần, chống trầm cảm. Tuy nhiên, việc cho trẻ sử dụng các loại thuốc này có thể gây nghiện thuốc và gây ảnh hưởng đến trí não của trẻ. Do vậy, các bà mẹ thường cho bé sử dụng các loại trà thảo dược, an toàn, lành tính và tốt cho sức khỏe của bé
Tâm sen khô, lạc tiên, giảo cổ lam,…, là những loại thảo dược trong dân gian được sử dụng để chữa bệnh mất ngủ cho người lớn tuổi. Song đối với các đối tượng như: phụ nữ mang thai và đang cho con bú, thanh thiếu niên,…, khi sử dụng chè tâm sen cần phải cân nhắc rất nhiều yếu tố khác nhau
Chè tâm sen được nhiều người sử dụng để chữa mất ngủ
Tổng quan về sản phẩm chè tâm sen
Tâm sen là phần mầm bên trong của hạt sen, có tác dụng làm ổn định huyết áp và làm cường tim. Đông y sử dụng tâm sen để hạ sốt, chữa bệnh di tinh, mộng tinh, làm giảm huyết áp, tim đập nhanh và mất ngủ một cách hiệu quả. Theo lý giải của đông y, vì tâm sen có vị đắng, tính lạnh nên những người thực nhiệt uống vào thì sẽ hạ hỏa, ổn định huyết áp, trong người cảm thấy sảng khoái, ăn ngủ ngon hơn. Ngược lại, những người bị hư nhiệt uống vào sẽ gây mệt mỏi, tim đập thất thường, về lâu dài sẽ gây ức chế thần kinh dẫn đến mất trí nhớ. Đặc biệt, trong thành phần của tâm sen có chứa độc tính, nếu không biết cách sử dụng thì về lâu dài còn gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, làm giảm ham muốn tình dục ở cả nam và nữ
Trong thành phần của chè tâm sen có chứa Nuciferin, hoạt chất có tác dụng làm bình dục tính và kéo dài giấc ngủ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, với những sản phẩm có chứa hoạt chất này, khi lạm dụng sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ra chứng hoang tưởng, trầm cảm, nguy cơ dẫn đến tự tử rất cao. Đồng thời, nó còn gây ra một số tác dụng phụ cho hệ thần kinh như rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực, rối loạn nhân cách, rối loạn khả năng tình dục ở nam và nữ ( gây mất kinh, giảm ham muốn ở nữ và rối loạn phóng tinh ở nam)
Chè tâm sen được sử dụng dưới dạng nước uống với công dụng hạ huyết áp, làm ổn định nhịp tim và chữa mất ngủ
GS Phan Toàn Thắng (Cha đẻ của phương pháp ghép tế bào gốc từ dây rốn) cho biết, ông đánh giá tâm sen là một loại thảo dược cực kỳ hữu ích: giúp” thanh lọc cơ thể qua 2 kênh tiết niệu thận và gan ruột tiêu hóa”, lại thêm tác dụng “an thần nên giúp ngủ rất sâu và êm”. Chuyên gia này cũng khẳng định nếu chúng ta quá chén trong dịp Tết có thể uống nước tâm sen pha loãng để giải rượu và tăng cường sức khỏe
“Nói chung là dùng trà tâm sen cần hết sức cẩn trọng vì nếu không tuân thủ liều lượng sẽ để lại những hậu quả đáng tiếc. Dùng bất cứ thứ gì quá lạm dụng đều không tốt, nhất là khi tâm sen có tác động dược lực mạnh”, chuyên gia này khẳng định.
Nếu bạn đang sử dụng trà tâm sen để chữa mất ngủ cho bé, bạn cần phải nhớ rằng loại trà này có chứa Nuciferin, loại thảo dược này sẽ gây độc cho cơ thể nếu sử dụng với liều lượng lớn, trong thời gian dài. Chính vì thế, không nên lạm dụng sản phẩm này, tốt nhất, nên bắt đầu pha trà với 2g/ngày.
- Trà tâm sen được khuyến cáo sử dụng cho người hư nhiệt, huyết áp thấp, suy tim, phụ nữ mang thai và cho con bú. Hãy cân nhắc đến thể trạng, tình hình sức khỏe của bé trước khi sử dụng sản phẩm
- Để việc sử dụng trà tâm sen đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ nên cho bé uống vào buổi tối, trước khi đi ngủ 1 giờ. Tuy nhiên, tâm sen là sản phẩm có vị đắng, nên pha thêm cam thảo, mật ong cho bé dễ uống
- Hãy chắc chắn rằng bạn loại trà tâm sen bạn sử dụng để uống là loại đã được sao vàng, không bị mốc, hỏng
- Trẻ em từ 1-3 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển vượt bậc về khả năng nhận thức, sự tập trung, khả năng ghi nhớ và suy luận. Chính vì thế, việc sử dụng tâm sen cho trẻ nhỏ ở giai đoạn này sẽ gây ra nhiều tác động xấu đến khả năng nhận thức và hình thành tư duy ở trẻ. Thêm một lần nữa, chúng tôi xin khẳng định tâm sen chỉ nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ đông y, không nên sử dụng cho trẻ em dưới dạng các bài thuốc dân gian để chữa mất ngủ, kích thích ăn ngon
- Chú ý: Thông tin được cung cấp ở bài viết này là thông tin để tham khảo, không thay thế lời khuyên từ bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bé. Đặc biệt, thông tin này có thể sẽ không phù hợp với tình hình sức khỏe cụ thể của bé. Chính vì thế, hãy tìm kiếm sực tư vấn của các bác sỹ điều trị hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trước khi sử dụng sản phẩm này cho bé
- Nguồn: longnhanbamai.com