Những lưu ý khi dùng trà tâm sen
Tâm sen là vị thuốc nổi tiếng trong Đông y bởi tác dụng an thần, chữa mất ngủ rất hiệu quả. Bên cạnh là vị thuốc, tâm sen cũng là món ăn bồi bổ, vị trà quen thuộc rất được ưa chuộng hiện nay. Trà tâm sen thường được dùng cho người bị mất ngủ, người bồn chồn, nôn nao khó đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên trà tâm sen này không phải ai cũng có thể sử dụng được bởi nếu không biết có thể gây nguy hiểm ngược lại cho người dùng.
Tâm sen hay còn được gọi là tim sen, liên tâm, liên tử tâm,… là mầm xanh ở chính giữa hạt sen. Theo Đông y, tâm sen có vị đắng, tính hàn, quy tâm và thận tác dụng thanh tâm, an thần trừ phiền. Theo nghiên cứu, tâm sen có chứa hoạt chất alkaloid có tác dụng ổn định thần kinh, an thần, giảm căng thẳng. Bởi vậy, trà tâm sen hiện đang là trà thảo dược tốt nhất cho người lớn tuổi hay người hay bồn chồn, nôn nao, khó đi vào giấc ngủ.
Mặc dù trà tâm sen có nhiều công dụng tốt cho giấc ngủ. Tuy nhiên, khi sử dụng trà tâm sen cần lưu ý ký những trường hợp sau để tránh gây phản tác dụng, có thể dẫn đến nguy hiểm cho sức khỏe.
Người thể hàn bị mất ngủ không nên dùng trà tâm sen
Người thể hàn khi bị mất ngủ thường có các biểu hiện như: Ngủ hay mê, mệt mỏi, dễ tỉnh giấc, ăn uống giảm sút, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi mỏng, ưa ấm sợ lạnh,… Trường hợp này dùng tâm sen sẽ khiến bệnh nặng hơn. Bởi tâm sen có tính hàn, hàn ặp hàn sẽ gây mất cân bằng trong cơ thể, ảnh hưởng đến nội tạng gây ra rối loạn tiêu hoá, đại tiện lỏng,…
Trà tâm sen không dùng cho phụ nữ mang thai mất ngủ
Khi mang bầu, cơ thể mẹ thường có nhiều thay đổi về hoocmon nội tiết trong cơ thể, cùng áp lực của thai nhi càng gây chèn ép nội tạng nhiều hơn khiến bà bầu khó thở, mệt mỏi dẫn đến mất ngủ. Một số bà bầu sử dụng trà tâm sen để giúp ngủ ngon.
Tuy nhiên nếu sử dụng trà tâm sen trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng ngược lại đến bà bầu bởi trong tâm sen có thành phần tác dụng an thần là alkaloid. Chất này có tác dụng hỗ trợ ngủ ngon nhưng cũng dễ gây độc cho cơ thể nếu sử dụng thời gian dài.
Bên cạnh đó, khi mang thai, bà bầu thường có thân nhiệt thấp nên sử dụng trà tâm sen có thể khiến thân nhiệt của cơ thể xuống thấp. Gây rối loạn chức năng của các cơ quan, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Do vậy, trong thời gian này, bà bầu cần lưu ý sức khỏe và cần tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng dược liệu gì.
Bé nhỏ bị mất ngủ không nên cho uống trà tâm sen
Trà tâm sen chỉ nên sử dụng cho người trưởng thành, không nên sử dụng trực tiếp để chữa mất ngủ cho bé giống như kinh nghiệm dân gian mà nhiều người vẫn hay sử dụng.
Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ mắc bệnh mất ngủ, sử dụng tâm sẽ gây ảnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ, nếu sử dụng lâu ngày còn dẫn đến chứng trầm cảm, hoang tưởng, rối loạn nhận thức. Một vài tác dụng phụ mà tâm sen mang lại là bệnh rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu, căng thẳng.
Tác hại khi sử dụng trà tâm sen không cách
Tâm sen vốn được biết là dược liệu có tính hàn, nên trước khi dùng cần được chế biến bằng cách sao vàng để giảm bớt tính hàn và trừ khử bớt độc tính. Do vậy những người mới sử dụng trà tâm sen mà dùng với liều cao thường có hiện tượng hồi hộp, tim đập nhanh. Nên gặp những trường hợp này, cần lưu ý giảm bớt lượng tâm sen xuống.
Lưu ý nữa là khi uống trà tâm sen quá 1 tuần mà vẫn không thấy hiệu quả thì nên dừng sử dụng. Không nên uống trà tâm sen liên tục trong 1 tháng để tránh tích lũy độc cho cơ thể.
Bên cạnh đó, nhiều người vì tiếc tiền mà đi mua trà tâm sen rẻ tiền, trà kém chất lượng không được bảo quản cẩn thận. Hành động này thật ngu ngốc. Trà bị mốc không những ảnh hưởng rất nhiều đến mùi vị của trà và có thể gây độc cho cơ thể khi uống phải các sợi mốc trong trà. Nhẹ thì gây tiêu chảy, chóng mặt. Nặng có thể gây tím tái, khó thở, nôn mửa rất nguy hiểm.
Sử dụng trà tâm sen nếu dùng đúng sẽ rất hữu ích cho cơ thể, nhưng nếu dùng sai lại như là một loại độc. Do vậy, chúng ta cần lưu ý trước khi sử dụng dược liệu này. Cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng bất kể dược liệu gì, đừng vì những tin đồn, những lời mời chào ngọt ngào mà lại mua thêm bệnh vào người.
Nguồn: tracuuduoclieu.vn